Friday, October 30, 2015

Xu hướng đầu tư công nghệ in ấn kỹ thuật số

Hội nghị thường niên đối tác hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương (Premier Partner Program) đã được tổ chức tại TP HCM, tại hội nghị này chào đón hơn 250 khách mời từ ngành giao tiếp đồ họa từ khắp châu Á Thái Bình Dương.
Đây là lần đầu Fuji Xerox tổ chức hội nghị thường niên tại Việt Nam, quan khách tham dự được nghe những chuyên gia hàng đầu trong ngành chia sẻ tầm nhìn và kinh nghiệm trong ngành in, gặp gỡ hơn 10 đối tác giải pháp để khám phá các triển vọng phù hợp cho công việc kinh doanh.
Chủ đề năm 2011 là “Hợp tác để thành công”, nên khi đến với hội nghị này, các diễn giả đã giới thiệu công nghệ in ấn kỹ thuật số trên nền Web 3.0, với mong muốn mang đến những lợi ích cho các thành viên trong việc mở rộng liên kết, đồng thời chia sẻ công nghệ và gia tăng khả năng tăng trưởng nhanh chóng trong ngành in ấn.

Ông Eddie Tan, thuộc thành viên ban tư vấn từ công ty in Toh-Shi Printing Singapore, chia sẻ: “Chúng tôi dự định hiện thực hóa suy nghĩ này với sự hỗ trợ rộng rãi, để có được lợi nhuận nhiều hơn và các quy trình kinh doanh hợp lý cho khách hàng, cùng những thành tựu tốt nhất tối ưu cho sự phát triển trong kinh doanh”.
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam và là diễn giả Việt Nam duy nhất trong hội nghị Premier Partner Program nhận định: “từ năm 2008 đến 2010, tốc độ tăng trưởng ngành in Việt Nam giảm còn 10% so với trước đó là 15%. Và dự kiến trong năm 2011 con số này chỉ còn khoảng 5-7%.”
Thống kê từ Hiệp hội In Việt Nam, cả nước hiện có 3.000 doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngành in và dịch vụ in ấn với doanh số hằng năm đạt sấp xỉ hai tỷ USD. Sự sụt giảm thể hiện rõ nhất trong ngành in thương mại như sách, tạp chí, báo, …về giải pháp, ông Dòng cho biết riêng về thị phần in offset chuyển nhiệt tại Việt Nam đang thừa công suất 30-40%, còn xu hướng sắp tới các nhà đầu tư Việt Nam sẽ chuyển hướng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ in kỹ thuật số để tận dụng các lợi thế như thời gian xử lý nhanh hơn, các kỹ thuật linh hoạt hơn và có thể liên kết khai thác tối đa công suất hệ thống từ các khách hàng nước ngoài…

Theo Vnexpress

Lưu ý khi thiết kế in ấn và các kỹ thuật cơ bản

Công việc thiết kế đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu cao về in ấn. Các kinh nghiệm sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Dưới đây là các kỹ thuật cơ bản trước khi in, bài viết này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng in ấn.

1. Lưu ý trước khi in

Lên kế hoạch: bạn cần phải lên kế hoạch công việc của bạn. Việc xuất phim (hoặc ghi bản); phơi bản; in và thành phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn thực hiện không đúng kế hoạch điều đó không có nghĩa là nhà in phải tăng tốc để kịp tiến độ cho bạn.
Kiểm tra lỗi: khách hàng sẽ kiểm tra bản in thử mà bạn in ra, nhưng họ chỉ đọc lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Do đó, tốt nhất bạn phải là người tự kiểm tra lỗi cho tất cả các tài liệu của mình.
Trapping: là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in, bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết hoặc là để cho họ thực hiện việc trapping.
Phần mềm (Software): nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, Illustrator, Freehand, QuarkXpress,CorelDraw, Indesign, Photo-shop.
CorelDraw phù hợp cho các công việc vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn. Còn với công việc xử lý ảnh thì Photoshop là phần mềm thích hợp nhất.
Đặt tên file: Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự, nên sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file. Và đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file. Cũng nên tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

2. Lưu ý về việc sử dụng màu sắc trong khi in

Tài liệu 2 màu: nếu bạn đang sử dụng duotone trong một tài liệu 2 màu, góc xoay tram của màu thứ hai nên khác với màu thứ nhất. Nên chương trình ứng dụng như QuarXpress, chúng mặc định sử dụng góc xoay tram màu đen cho các màu spot nhưng gần như các tài liệu 2 màu là sự pha trộn giữa màu đen và một màu spot nào đó.
Màu spot (màu pha riêng): nên sử dụng các màu Pan tone “tiêu chuẩn”. Việc sử dụng màu các màu này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng một màu đặc biệt mà chúng ta phải đặt hàng riêng
Màu spot trong tài liệu CMYK: nếu bạn sử dụng một số màu spot trong một tài liệu sẽ được in với 4 màu cơ bản CMYK, nên nhớ đánh dấu là màu process cho các màu này. Khi in, người in cũng có thể kiểm tra việc này đã được thực hiện chưa bằng cách chọn chức năng ‘Separation’ trong hộp thoại in và xem có bao nhiêu bản sẽ được in, nếu có màu spot chưa được chọn chế độ process, màu đó sẽ hiển thị lên hộp thoại.
Màu Red, Green, Blue trong XPress: không nê sử dụng các màu Red, Green, Blue trong QuarkXpress vì đó là các màu trong hệ màu RGB.
Màu trong chế độ overprint: hầu hết, văn bản, các đường kẻ và nền màu đen đều được in chồng (overprint) lên màu nền. Những cũng có một số trường hợp tính chất này không có (thường xảy ra ở các phần mềm đồ họa), vì vậy bạn nên kiểm tra tính chất này trước khi xuất file, nếu không bạn sẽ bị lé trắng trông như hình dưới đây:
Rich black (màu đen ngoài 100% đen còn có them thành phần một số màu khác như màu Cyan, Magenta): dành cho các đối tượng màu đen nhỏ và có một phần nằm trên một nền màu sáng, phần kia nằm trên một nền màu tối hơn, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng màu rich black để tránh sự khác nhau giữa hai vùng màu. Thông thường chúng ta sẽ thêm khoảng 40% màu cyan hoặc magenta vào 100% màu đen.
Thiết lập chế độ móc trắng (knock-out) cho màu trắng: QuarkXpress có một thói quen khá phiền nhiễu là thường “quên” bỏ chế độ overprint khi văn bản màu đen chuyển sang một màu khác, vì thế bạn cần kiểm tra xem văn bản màu trắng có ở chế độ knock-out không.
Chú ý khi đặt tên màu: khi đặt tên màu, bạn cũng cần chú ý chỉ nên sử dụng trong 27 ký tự tiêu chuẩn trong bảng chữ cái và các ký tự số từ 0 đến 9. Sử dụng dấu gạch dưới thay vì khoảng trắng nếu muốn ngăn cách các từ. và sử dụng dấu ngoặc bất kỳ loại nào đều gây vấn đề lỗi postscript khi ripping.

Kinh nghiệm thiết kế in ấn hiệu quả và chuyên nghiệp

Dưới đây là những kinh nghiệm in ấn hiệu quả và chuyên nghiệp áp dụng đối với nhiều công nghệ in hiện nay như: in chuyển nhiệt, in lụa ( tiếng Hoa: 丝网印刷 ) , in kỹ thuật số, in UV…

1. Chọn đúng phong cách in ấn

Khi in, các thao tác trình bày một tài liệu phải được thực hiện độc lập với thao tác chuẩn bị nội dung của tài liệu đó. Làm như vậy, bạn có thể tập trung vào điều bạn muốn trình bày trước tiên, sau đó mới quyết định xem tài liệu sẽ có dạng như thế nào.

2. Chọn hình ảnh thích hợp

Thêm một vài hình ảnh cũng là một cách hay để trau chuốt tài liệu của bạn. Tuy nhiên, việc tạo đồ họa và chụp ảnh rất tốn thời gian và không phải ai cũng chuyên về việc này. Vì vậy mà bạn có thể tham khảo nguồn ảnh trên mạng.

Nếu bạn thích ảnh chụp, có thể tìm trên một trong những trang web kho lưu trữ hình ảnh. Một số trang cung cấp ảnh miễn phí, nhưng cũng có vài trang khác có tính phí sử dụng các hình vẽ và ảnh chụp. Thường thì bạn có thể tìm trên Flickr.com hàng nghìn hình ảnh miễn phí sử dụng theo bản quyền Creative Commons, điều quan trọng là bạn phải thấu hiểu điều kiện bản quyền của hình ảnh trước khi bạn dùng nó.
Việc sử dụng hình ảnh bất hợp pháp dù cố ý hay không, có thể bị xử phạt, nhiều công ty cấp phép lưu trữ đang truy lùng rất gắt những người vi phạm quy tắc bản quyền. Do đó, nếu nghi ngờ,  tốt nhất bạn hãy email cho nhà nhiếp ảnh để hỏi cho chắc.

3. Chọn font chữ phù hợp

Khi chọn font chính (body font) cho tài liệu, bạn nên cố gắng nắm bắt nội dung mà văn bản diễn đạt. Tốt hơn hết là nên bảo thủ và tìm một font dễ đọc, và bắt đầu với những font có mặc định trên máy tính của bạn rồi mở rộng tìm kiếm thêm trên mạng.

 4. Chọn loại giấy tốt nhất

Bước cuối cùng trong quy trình in là chọn đúng loại giấy. Trước đây chỉ sử dụng loại giấy sao chụp rẻ tiền mà hầu hết các văn phòng mua để in hàng ngày,  thì sau khi chọn loại giấy tốt hơn, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chọn đúng loại giấy thì chất lượng in ra khác hẳn. Bạn nên chọn loại giấy dành riêng cho loại nội dung bạn muốn in và cho cả loại máy in bạn đang sử dụng.

5. Chọn máy in

Mỗi loại máy in thích hợp hơn cho mỗi loại nội dung cụ thể. Máy in phun dùng tốt hơn để in ảnh so với máy in laser màu, còn máy in laser dùng tốt hơn để in văn bản và tài liệu đen trắng. Nếu bạn không biết chắc phải chọn loại máy in nào và khả năng tài chính của bạn cho phép, hãy nhờ đến sự tư vấn của các công ty in ấn chuyên nghiệp.

 (Tham khảo)

Vai trò của in chuyển nhiệt đối với lĩnh vực thời trang

In chuyển nhiệt là một công nghệ được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang hiện nay, bởi chất lượng in tốt và hình ảnh sắc nét. Kĩ thuật in chuyển nhiệt lên áo hay vải ngày nay được xem là một bước tiến quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nghành thời trang, tạo ra những sản phẩm vô cùng sáng tạo, hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng.
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt là quá trình mà một chất chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần thông qua trạng thái hoá lỏng trước. Ban đầu các hạt mực ở thể rắn được in trực tiếp trên bề mặt sau đó sẽ được lám nóng ở nhiệt độ cao và hoá thành khí, nhiệt độ cao sẽ giúp sợi vải polyester nở ra và cho phép các hạt mực (ở thể khí) thăng hoa vào đó tạo thành màu sắc cho các sợi vải.
Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt là: Chất lượng in với những hình ảnh có độ nét cao, màu sắc ổn định nếu in số lượng nhiều. So với công nghệ in phun, in lụa thì in chuyển nhiệt trên máy in offset có tốc độ in nhanh gấp nhiều lần. Ngoài ra, chi phí cho một sản phẩm in offset chuyển từ công nghệ in phun sang công nghệ in offset giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn, khoảng 60% chi phí in ấn. Các bản in có tuổi thọ lâu hơn do vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in. Đặc biệt in chuyển nhiệt giúp sản phẩm in ra có màu sắc rực rỡ, không phai màu do các hạt mực ở thể khí thấm sâu vào các sợi vải.


Vai trò của in chuyển nhiệt lên ngành thời trang
In chuyển nhiệt trên vải có rất nhiều ứng dụng trong việc sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm thể thao như: in áo thun, in nón, giày, balo, in thảm, băng rôn, in đồng phục lớp…Từ việc in áo thun đơn giản cho đến những bộ thời trang cao cấp sử dụng in chuyển nhiệt được khách hàng biết đến và lựa chọn và xem như một xu hướng thời trang.
Với loại mực in chuyển nhiệt chuyên dụng, giờ đây các công ty thiết kế in ấn có thể thoải mái và tùy hứng tạo nên những hình ảnh mới mẻ và cực kỳ độc đáo, các mảng màu sắc chuyển đổi phong phú hay họa tiết có độ phức tạp cao nhiều màu sắc, tất cả tạo nên chất lượng nghệ thuật cao để đưa vào những tác phẩm của mình mà không còn phải lo bị hạn chế như những công nghệ in khác. Qua đó đem đến nên sự đa dạng trong chọn lựa cho khách hàng.
Với công nghệ in chuyển nhiệt này, chúng dễ dàng giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng và tạo ra được những mẫu thiết kế đẹp và độc đáo cho ngành thời trang Việt Nam. Trong tương lai, ngành in vải Việt Nam sẽ không còn phải dùng những công nghệ in thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí, đây là một bước tiến quan trọng giúp cung ứng nguồn vải đẹp ra thị trường, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển cho ngành thời trang nước nhà.

Thursday, October 29, 2015

Công nghệ in 3D hiện đại sẽ làm thay đổi cả thế giới

Vào đầu những năm 1980, một kỹ sư tên là Chuck Hall đã có ý tưởng vô cùng đặc biệt về một chiếc máy có thể in các hình khối 3D. Ở thời kỳ này, ý tưởng đó bị nhiều người coi là xa vời và chỉ có trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng. Đến nay, công nghệ in 3D không chỉ trở thành hiện thực mà ứng dụng của nó còn vươn xa hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Những ứng dụng của công nghệ 3D trong cuộc sống.

1. Sản xuất quần áo và phụ kiện thời trang

Trong show diễn Victoria’s Secret 2013, có một phụ kiện lấp lánh cùng chiếc vương miện được người mẫu Lindsay Ellingson mang trên người chính là một trong những sản phẩm của công nghệ in 3D. Nhiều người tin rằng, công nghệ in 3D hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành thời trang và may mặc trên toàn thế giới.
Trong tương lai gần chúng ta sẽ sử dụng những máy quét trên cơ thể, tiếp đó sẽ tạo ra những mẫu quần áo phù hợp với mỗi người dựa vào công nghệ in 3D. Ngoài ra, người sử dụng có thể tùy chỉnh bộ quần áo theo ý thích của mình trên từng mm một cách chính xác.

2. Sản xuất chân tay giả giá rẻ

Những người không may mắn bị mất đi tay hoặc chân của mình đã có cơ hội hoạt động bình thường với những bộ chân tay giả có thể cử động linh hoạt với công nghệ in 3D. Tuy nhiên giá thành của chúng không hề rẻ, thậm chí có thể lên đến hàng ngàn USD.
Công nghệ in 3D, Ông Mick Ebeling – giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Not Impossible Labs đã lần đầu tiên tạo ra những bộ chân tay giả với chi phí chỉ khoảng 100 USD . Hiện các nhà khoa học tại công ty thiết kế Autodesk và đại học Toronto đang phát triển một phần mềm cho phép quét các bộ phận của người khuyết tật, tiếp đó là thiết kế những bộ phận thay thế sao cho phù hợp nhất với giá thành thấp.

3.  Linh kiện thay thế cho mọi thứ

Các đồ điện tử hay bất kỳ đồ vật nào xung quanh chúng ta đều có thể bị hỏng một vài bộ phận, nếu không thể sửa chúng ta sẽ phải thay thế bằng những linh kiện mới. Nhưng không phải lúc nào việc tìm kiếm và thay thế linh kiện cũng đơn giản, vì có thể do đồ vật đó của bạn đã quá cũ và không còn được sản xuất.
Công nghệ in 3D có thể giải quyết mọi rắc rối này dễ dàng. Bạn có thể tải về các tập tin thiết kế của những linh kiện đó, rồi sử dụng máy in 3D tại nhà để tạo ra một cái khác hoàn toàn mới để thay thế.

4. Sản xuất thực phẩm

Không chỉ dừng lại ở việc chế tạo các đồ vật, in 3D còn giúp bạn tạo ra những đồ ăn đặc biệt. Tại triển lãm điện tử tiêu dùng Las Vegas, công ty 3D Systems đã lần đầu tiên giới thiệu một chiếc máy in 3D có thể sử dụng nguyên liệu là các loại socola, vani đường và hương liệu để tạo ra nhiều loại kẹo có hình dạng thú vị khác nhau.

5. Ứng dụng trong nghành xây dựng

Một công ty xây dựng của Trung Quốc cho biết họ đã sử dụng công nghệ in 3D để xây những ngôi nhà. Họ dùng máy in 3D khổng lồ để phun xi-măng và một loại vật liệu đã được tái chế thay thế cho các loại bê-tông thông thường dùng để xây nhà.
Những ngôi nhà được xây bằng công nghệ 3D không có thiết kế quá đẹp và kích thước lớn, nhưng giá thành khá rẻ, khoảng 5000 USD một căn. Đặc biệt, thời gian hoàn thành một ngôi nhà được xây bằng công nghệ in 3D rất nhanh, có thể xây xong 10 ngôi nhà chỉ trong một ngày.

6. Chế tạo các cơ quan cấy ghép bên trong cơ thể

Các nhà khoa học đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc cấy ghép các cơ quan bên trong cơ thể con người bằng công nghệ in 3D, nó được gọi là bioprinting. Các nhà khoa học đã lấy tế bào của người từ sinh thiết hay tế báo gốc, rồi nhân bản chúng trong đĩa petit, tiếp đó sử dụng như một loại mực sinh học để tạo nên các cơ quan nội tạng của con người như tim, thận …

7. Sản xuất ô tô

Các linh kiện ô tô được chế tạo bằng công nghệ in 3D đã được sử dụng từ lâu, tuy nhiên kỹ sư Jim Kor và các đồng nghiệp của mình đã có một ý tưởng táo bạo hơn khi chế tạo nguyên một chiếc ô tô bằng công nghệ in 3D. Với công nghệ in 3D, giờ đây, những chiếc ô tô có thể được chế tạo từ loại vật liệu rẻ,rất  nhẹ và bền không kém gì sắt thép, chúng còn có thể dễ dàng gia công và tạo đường nét.

8. Nghệ thuật

Không chỉ được ứng dụng trong khoa học và các ngành công nghiệp, in 3D còn được các nghệ sĩ sử dụng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

9. Chế tạo vũ khí

Năm 2013, một nhà thiết kế tại Texas đã chế tạo thành công một khẩu súng lục có thể bắn được đạn thật bằng công nghệ in 3D.
Khẩu súng được làm từ nhựa, nhưng có một số bộ phận được làm bằng kim loại vì nhà thiết kế này lo sợ nó sẽ trở thành một loại vũ khí có thể mang qua an ninh sân bay. Chắc chăn ứng dụng này của công nghệ 3D đem lại khá nhiều rủi ro, khi mà bất kỳ ai cũng có thể tải bản thiết kế trên mạng và chế tạo một khẩu súng cho mình.
Công nghệ in 3D đang là một trong những xu hướng phát triển mới của khoa học kỹ thuật. In 3D có thể thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta vẫn tạo ra các đồ vật hàng ngày. Trong tương lai, công nghệ này hứa hẹn sẽ làm thay đổi cả thế giới.
Theo genk.

In chuyển nhiệt xu hướng hiện tại và tương lai

Được tạo ra từ phương pháp in gián tiếp từ lớp mực in đến bề mặt của sản phẩm thông qua lớp giấy trung gian nhờ áp lực nóng lên của nhiệt độ cao, có thể nhận thấy được in chuyển nhiệt là một trong những hình thức in ấn phổ biến nhất hiện nay. Khắc phục hoàn toàn những nhược điểm vốn có của in lụa ( tiếng Hoa: 丝网印刷 ), in chuyển nhiệt đã và đang chứng tỏ được vị thế của mình trong ngành in ấn khi hàng loạt doanh nghiệp ứng dụng in chuyển nhiệt cho sản phẩm của mình. Điều này chứng tỏ được xu hướng mở rộng và gia tăng hơn nữa của in chuyển nhiệt trong tương lai khi “cơn sốt” hiện tại mà phương pháp in ấn này vẫn chưa hết sốt.


Ưu điểm nổi bật của in chuyển nhiệt

- Phim in chuyển nhiệt, giấy in chuyển nhiệt có thể dự trữ để tái sử dụng lần sau.
- In chuyển nhiệt trên nhiều chất liệu: in chuyển nhiệt lên nhựa, in lụa trên vải (in chuyển nhiệt lên áo), in chuyển nhiệt 3d, in chuyển nhiệt trên mọi chất liệu,…
- In chuyển nhiệt mang đến cho sản phẩm chất lượng gần như hoàn hỏa với đường nét tinh xảo, đẹp mắt.
- Chất lượng sản phẩm sau khi được in chuyển nhiệt rất bền.
- Dù là in chuyển nhiệt khổ lớn với những họa tiết nhỏ nhất, in chuyển nhiệt vẫn làm đúng nhiệm vụ của mình mang đến các chi tiết sắc sảo trên bề mặt vật liệu.

Một vài điểm nhấn của ngành in chuyển nhiệt

Dựa theo con số thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội in Việt Nam tạm đưa ra thì hiện nay có khoảng 1.200 doanh nghiệp in. Nhân lực ngành in có khoảng 40.000 người và song chỉ có 80% số đó là công nhân lao động trực tiếp, còn lại làm công tác quản lý và lao động gián tiếp, mỗi năm số người đến tuổi về hưu chiếm 5%. Như vậy, hàng năm ngành in cần bổ sung ít nhất 2000 người mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế. Song mỗi năm con số được đào tạo mới chỉ dừng ở 1.213 người. Con số này chưa bao gồm nhu cầu thực tế do biến động sản phẩm mà các doanh nghiệp cần phải thêm nhằm đáp ứng chỉ tiêu. Đến cuối cùng, chất lượng và số lượng nhân công cho ngành in ấn luôn khiến các doanh nghiệp đâu đầu.
In chuyển nhiệt với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại có thể thực hiện tối đa đến 80% công việc của con người. Chính vì vậy mà nếu mang dây chuyền in ấn chuyển nhiệt vào đơn vị của mình, các doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề nhân lực. Hơn thế, sản phẩm được tạo ra lại bền, đẹp và nhanh chóng hơn hẳn so với cách thức dùng quá nhiều giai đoạn thủ công. Tuy việc đầu tư vào máy móc in chuyển nhiệt có phần đắt đỏ hơn nhưng lợi ích về sau lại thiết thực hơn rất nhiều. Chính vì thế, các chuyên gia in ấn tin tưởng vào một tương lai không xa, in chuyển nhiệt sẽ trở thành xu hướng trên nước ta.

Friday, October 23, 2015

Những vật tư cần thiết trong ngành in lụa

In lụa (Tiếng Hoa 丝网印刷) hay còn gọi là in lưới thường được dùng trong ngành in ấn để in danh thiếp, thiệp mời, sản phẩm nhựa, in lên vải,… Để in thành sản phẩm cần rất nhiều những công cụ và kỹ thuật in bài bản.

Sau đây là những vật tư cần thiết phải có trong ngành in lụa:




Khung lụa – khung lưới

Đối với khung in lụa bạn nên mua loại khung bằng nhôm vì loại máy này có độ căng lụa rất tốt, khi mua nên để khung lụa lên mặt bàn kiếng để kiểm tra mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng vấn đề này rất quan trọng có thể ảnh hưởng trong quá trình in.


Loại lụa – lưới

Nên mua loại lụa 180 sợi/cm màu trắng.

Bản in lụa – lưới

Nên mua bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra, đồng thời có thể thay đổi chiều cao so với mặt bàn in.

Dao gạt mực

Mua loại cao su tốt cán nhôm, độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dạo gạt mực dài 15cm. Lưu ý: Chiều dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn kích thước sản phẩm in.

Dao được nhập từ Thụy Sỹ là loại được tin dùng nhất, tạo ra sản phẩm đẹp, sắc nét.

Máng tráng keo

Mua loại máng tráng keo chuyên dụng, có thể bằng nhôm nhưng bằng inox thì càng tốt, chiều dài khoảng 20cm.


Bàn chụp lụa

Đối với bàn chụp lụa có thể có hoặc không.

Keo chụp bản

Bao gồm: Keo PVA, có 2 loại 205 chụp chậm và 217 chụp nhanh.

Mực in

Tùy loại vật liệu in mà chọn loại mực in phải phù hợp.

Kem in

Mực offset thì đặc sệt, mua thêm kem in. Kem in là loại dung môi pha thêm vào cho mực được loãng ra, dễ in hơn.

Các chất tẩy khung

Bao gồm: Dầu ông già, thuốc tím, axit oxalic, hóa chất đặc chủng riêng cho loại keo là Unalo 5 hoặc Unitri.

Là loại hóa chất dùng để tẩy khung lụa sau công đoạn in. Ưu điểm: Dễ tẩy khung, dễ pha, không hại da tay, không pha tạp chất, không ảnh hưởng tới môi trường,…


>> Độc đáo công nghệ mực in HP


Hóa chất khác

Ngoài ra còn 1 số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,… tùy từng trường hợp mà có sử dụng hay không.

Các vật tư khác

Bên cạnh những dụng cụ trên chúng ta cần thêm: Dao rọc giấy, băng keo, bông gòn.