Friday, October 30, 2015

Lưu ý khi thiết kế in ấn và các kỹ thuật cơ bản

Công việc thiết kế đòi hỏi bạn phải có sự am hiểu cao về in ấn. Các kinh nghiệm sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Dưới đây là các kỹ thuật cơ bản trước khi in, bài viết này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng in ấn.

1. Lưu ý trước khi in

Lên kế hoạch: bạn cần phải lên kế hoạch công việc của bạn. Việc xuất phim (hoặc ghi bản); phơi bản; in và thành phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn thực hiện không đúng kế hoạch điều đó không có nghĩa là nhà in phải tăng tốc để kịp tiến độ cho bạn.
Kiểm tra lỗi: khách hàng sẽ kiểm tra bản in thử mà bạn in ra, nhưng họ chỉ đọc lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Do đó, tốt nhất bạn phải là người tự kiểm tra lỗi cho tất cả các tài liệu của mình.
Trapping: là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in, bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết hoặc là để cho họ thực hiện việc trapping.
Phần mềm (Software): nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, Illustrator, Freehand, QuarkXpress,CorelDraw, Indesign, Photo-shop.
CorelDraw phù hợp cho các công việc vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn. Còn với công việc xử lý ảnh thì Photoshop là phần mềm thích hợp nhất.
Đặt tên file: Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự, nên sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file. Và đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file. Cũng nên tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

2. Lưu ý về việc sử dụng màu sắc trong khi in

Tài liệu 2 màu: nếu bạn đang sử dụng duotone trong một tài liệu 2 màu, góc xoay tram của màu thứ hai nên khác với màu thứ nhất. Nên chương trình ứng dụng như QuarXpress, chúng mặc định sử dụng góc xoay tram màu đen cho các màu spot nhưng gần như các tài liệu 2 màu là sự pha trộn giữa màu đen và một màu spot nào đó.
Màu spot (màu pha riêng): nên sử dụng các màu Pan tone “tiêu chuẩn”. Việc sử dụng màu các màu này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng một màu đặc biệt mà chúng ta phải đặt hàng riêng
Màu spot trong tài liệu CMYK: nếu bạn sử dụng một số màu spot trong một tài liệu sẽ được in với 4 màu cơ bản CMYK, nên nhớ đánh dấu là màu process cho các màu này. Khi in, người in cũng có thể kiểm tra việc này đã được thực hiện chưa bằng cách chọn chức năng ‘Separation’ trong hộp thoại in và xem có bao nhiêu bản sẽ được in, nếu có màu spot chưa được chọn chế độ process, màu đó sẽ hiển thị lên hộp thoại.
Màu Red, Green, Blue trong XPress: không nê sử dụng các màu Red, Green, Blue trong QuarkXpress vì đó là các màu trong hệ màu RGB.
Màu trong chế độ overprint: hầu hết, văn bản, các đường kẻ và nền màu đen đều được in chồng (overprint) lên màu nền. Những cũng có một số trường hợp tính chất này không có (thường xảy ra ở các phần mềm đồ họa), vì vậy bạn nên kiểm tra tính chất này trước khi xuất file, nếu không bạn sẽ bị lé trắng trông như hình dưới đây:
Rich black (màu đen ngoài 100% đen còn có them thành phần một số màu khác như màu Cyan, Magenta): dành cho các đối tượng màu đen nhỏ và có một phần nằm trên một nền màu sáng, phần kia nằm trên một nền màu tối hơn, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng màu rich black để tránh sự khác nhau giữa hai vùng màu. Thông thường chúng ta sẽ thêm khoảng 40% màu cyan hoặc magenta vào 100% màu đen.
Thiết lập chế độ móc trắng (knock-out) cho màu trắng: QuarkXpress có một thói quen khá phiền nhiễu là thường “quên” bỏ chế độ overprint khi văn bản màu đen chuyển sang một màu khác, vì thế bạn cần kiểm tra xem văn bản màu trắng có ở chế độ knock-out không.
Chú ý khi đặt tên màu: khi đặt tên màu, bạn cũng cần chú ý chỉ nên sử dụng trong 27 ký tự tiêu chuẩn trong bảng chữ cái và các ký tự số từ 0 đến 9. Sử dụng dấu gạch dưới thay vì khoảng trắng nếu muốn ngăn cách các từ. và sử dụng dấu ngoặc bất kỳ loại nào đều gây vấn đề lỗi postscript khi ripping.

0 comments:

Post a Comment